13 sai lầm dễ gặp khi làm blog và viết blog
Bài viết 13 sai lầm dễ gặp khi làm blog và viết blog được sưu tầm từ thichviet.com và mình thấy hay quá nên đăng tải lại tại bài viết này.
Như các bạn đã biết, khi phát triển một blog hay website thì điều làm chúng ta thích thú nhất là làm sao để cho blog của mình sớm có được thứ hạng tốt và lượt truy cập nhiều bởi lẽ “Traffic is Gold“.
Đúng vậy, có traffic là có được tiền theo nhiều cách khác nhau, nhưng các bạn có biết rằng nếu mãi chạy theo traffic quá thì đó chỉ là cách bạn chứng tỏ sự đầu tư chưa đúng mực.
Các sai lầm khi phát triển blog
Không có lịch viết hợp lý dành cho bản thân
Các bạn thấy đó, trong khi viết blog thì việc lập một lịch viết hợp lí cực kì cần thiết, không cần phải viết 1 bài/1 ngày hay viết liên tục, chỉ cần một lịch viết phù hợp với khả năng và thời gian rảnh của bạn là ổn.
Cũng nên tránh tình trạng ra lịch viết xong rồi lại kéo dài đâm ra nản hoặc tạo lịch cho bản thân quá dày đặc hay quá khó để thực hiện.
Có một vài bạn có câu hỏi là “Tại sao không viết một lèo rồi đăng bài luôn mà phải chia các bài xuất hiện theo lịch?”. Các bạn thấy đó, nếu bạn đăng ba bài trong thứ hai và khách đọc hết, thường thì khách sẽ “Bye bye! Never see you again!”, thay vào đó bạn hãy dàn ba bài đó trong tuần, khách đọc đến đoạn hấp dẫn thì thấy “To be Continue” và khách sẽ đợi bài tiếp theo để đọc, thế là bạn có khách dài dài.
Không quản lý comments của trang
Nếu đã làm một blog mà không chú ý đến phần bình luận ở blog thì đó chưa phải là một blogger chuyên nghiệp, một blogger chuyên nghiệp không chỉ viết hay mà còn phải tạo sự gắn kết giữa độc giả và người viết ở phần bình luận.
Trong lúc kiểm tra comment, nếu thấy xuất hiện các comment spam thì đừng ngần ngại xóa bỏ các comment đó đi để nhường chỗ cho các comment khác chất lượng hơn, bởi vì khách vào xem nếu thấy blog chỉ toàn các comment mang tính chất spam thì cũng nản.
Không chia sẻ hết tất cả cho khách xem
Thực sự mà nói thì vấn đề này là do những suy nghĩ tiêu cực của bạn tạo nên, đăng một bài viết về làm game chẳng hạn, nhưng bạn không chia sẻ hết tất cả thủ thuật bạn dùng để làm game, thành ra bài viết bị ngắn đi và đôi lúc mất nhưng chỗ cần có.
Hãy chia sẻ tất cả những gì bạn biết trong bài viết, hãy giúp khách xem bằng khả năng tốt nhất trong việc viết của bạn. Khách xem sẽ rất thích những bài viết chi tiết và giải thích rõ ràng mọi thứ.
Thay đổi quá nhiều
Thay đổi là một việc làm thường thấy nếu ai đó muốn phát triển blog tốt hơn, cụ thể như chính Thachpham.com cũng đã từng thay đổi vài cái để phù hợp hơn với độc giả. Nhưng thay đổi như thế nào để cho blog không tệ đi?
Một thay đổi thường thấy nhất nhưng dễ làm phật lòng độc giả nhất đó chính là giao diện blog, nếu bạn đổi vài tháng một lần thì điều đó sẽ làm độc giả thích thú nhưng điều đó sẽ hoàn toàn ngược lại nếu bạn thay đổi soành soạch một vài tuần là có một giao diện mới, nhưng rất buồn là hầu như các giao diện được thay đổi liên tục không có điểm hút.
Do đó, hãy biết chắc bạn đang làm gì để thay đổi theo hướng thích hợp, tạo các cuộc thăm dò ý kiến nhiều nhất có thể.
Dễ tự ái và nóng giận
Cái này dù bạn là một blogger hay một người quản trị website nào đó cũng nên tránh xa tính xấu này ra. Trong ai chúng ta không ai là hoàn hảo cả nên việc bị một người khác phê bình blog của mình thì cũng đừng lấy điều đó làm lạ.
Hãy tập thói quen lắng nghe các lời góp ý dẫu nó trần truội đến như thế nào, mỗi lần lắng nghe chắc chắn bạn sẽ ngộ ra được nhiều cái hay mà chỉ có khi bị nói như thế mới nhận ra, Thachpham.com cũng không ngoại lệ.
Mặc dù biết rằng người góp ý luôn có hai loại, kẻ xấu người tốt nhưng hãy chứng tỏ mình là một người khôn ngoan, biết lắng nghe và không bị kích động bởi các lời lẽ chê bai không đáng có.
Không cân nhắc cho thương hiệu
Ngay từ khi bắt tay vào làm một trang mới, hãy lưu ý đến thương hiệu của blog trước khi mọi thứ đã quá muộn mà không thể thay đổi được.
Thương hiệu chính là cái tên blog, cái giao diện hay thậm chí là cách viết bài của bạn. Mọi thứ đều trở thành thương hiệu nếu nó ghi được ấn tượng với độc giả, và khi bạn có thương hiệu rồi thì bạn sẽ được mọi người dễ dàng nhớ dến và vô tình quảng bá cho blog của mình.
Không đầu tư host tốt
Chọn ngay một cái host chất lượng kém cũng là nguyên nhân khiến blog bạn bị mất điểm vì các lý do như tốc độ chậm, hết băng thông giữa chừng, bị hack liên tục hay tâm lý không yên tâm của bạn cũng ảnh hưởng đến tốc độ phát triển của blog.
Lời khuyên chân thành của mình đó là hãy cố gắng đầu tư cho mình một con host gọi là có thể yên tâm được để mà “hành sự”. Host rẻ hay host đắt gì không thành vấn đề, vấn đề là nó phải được sự đảm bảo của những người có uy tín hay không có quá nhiều scandal rối rem.
Nếu bạn chưa biết chọn host nào cho phải, thì bạn có thể xem qua danh sách host chất lượng để mà chọn. Trong đó có hai loại là giá trung bình và giá rẻ, tất cả đều tốt nên ban hoàn toàn yên tâm khi mua.
Không đầu tư Email Marketing
Bạn có biết rằng tỷ lệ người quay lại blog của bạn sẽ rất thấp nếu họ truy cập vào lần đầu tiên? Lần đầu tiên truy cập họ sẽ không thể nào xem hết các nội dung trên blog để đánh giá blog bạn là có những nội dung chất lượng.
Vì lẽ đó, mình khuyên thật lòng là hãy sử dụng Email Marketing để khiến họ phải quay lại vào lần tiếp theo bằng cách nhận các bản tin của bạn qua email.
Như các bạn đã biết, khi phát triển một blog hay website thì điều làm chúng ta thích thú nhất là làm sao để cho blog của mình sớm có được thứ hạng tốt và lượt truy cập nhiều bởi lẽ “Traffic is Gold“.
Đúng vậy, có traffic là có được tiền theo nhiều cách khác nhau, nhưng các bạn có biết rằng nếu mãi chạy theo traffic quá thì đó chỉ là cách bạn chứng tỏ sự đầu tư chưa đúng mực.
Các sai lầm khi phát triển blog
Không có lịch viết hợp lý dành cho bản thân
Các bạn thấy đó, trong khi viết blog thì việc lập một lịch viết hợp lí cực kì cần thiết, không cần phải viết 1 bài/1 ngày hay viết liên tục, chỉ cần một lịch viết phù hợp với khả năng và thời gian rảnh của bạn là ổn.
Cũng nên tránh tình trạng ra lịch viết xong rồi lại kéo dài đâm ra nản hoặc tạo lịch cho bản thân quá dày đặc hay quá khó để thực hiện.
Có một vài bạn có câu hỏi là “Tại sao không viết một lèo rồi đăng bài luôn mà phải chia các bài xuất hiện theo lịch?”. Các bạn thấy đó, nếu bạn đăng ba bài trong thứ hai và khách đọc hết, thường thì khách sẽ “Bye bye! Never see you again!”, thay vào đó bạn hãy dàn ba bài đó trong tuần, khách đọc đến đoạn hấp dẫn thì thấy “To be Continue” và khách sẽ đợi bài tiếp theo để đọc, thế là bạn có khách dài dài.
Không quản lý comments của trang
Nếu đã làm một blog mà không chú ý đến phần bình luận ở blog thì đó chưa phải là một blogger chuyên nghiệp, một blogger chuyên nghiệp không chỉ viết hay mà còn phải tạo sự gắn kết giữa độc giả và người viết ở phần bình luận.
Trong lúc kiểm tra comment, nếu thấy xuất hiện các comment spam thì đừng ngần ngại xóa bỏ các comment đó đi để nhường chỗ cho các comment khác chất lượng hơn, bởi vì khách vào xem nếu thấy blog chỉ toàn các comment mang tính chất spam thì cũng nản.
Không chia sẻ hết tất cả cho khách xem
Thực sự mà nói thì vấn đề này là do những suy nghĩ tiêu cực của bạn tạo nên, đăng một bài viết về làm game chẳng hạn, nhưng bạn không chia sẻ hết tất cả thủ thuật bạn dùng để làm game, thành ra bài viết bị ngắn đi và đôi lúc mất nhưng chỗ cần có.
Hãy chia sẻ tất cả những gì bạn biết trong bài viết, hãy giúp khách xem bằng khả năng tốt nhất trong việc viết của bạn. Khách xem sẽ rất thích những bài viết chi tiết và giải thích rõ ràng mọi thứ.
Thay đổi quá nhiều
Thay đổi là một việc làm thường thấy nếu ai đó muốn phát triển blog tốt hơn, cụ thể như chính Thachpham.com cũng đã từng thay đổi vài cái để phù hợp hơn với độc giả. Nhưng thay đổi như thế nào để cho blog không tệ đi?
Một thay đổi thường thấy nhất nhưng dễ làm phật lòng độc giả nhất đó chính là giao diện blog, nếu bạn đổi vài tháng một lần thì điều đó sẽ làm độc giả thích thú nhưng điều đó sẽ hoàn toàn ngược lại nếu bạn thay đổi soành soạch một vài tuần là có một giao diện mới, nhưng rất buồn là hầu như các giao diện được thay đổi liên tục không có điểm hút.
Do đó, hãy biết chắc bạn đang làm gì để thay đổi theo hướng thích hợp, tạo các cuộc thăm dò ý kiến nhiều nhất có thể.
Dễ tự ái và nóng giận
Cái này dù bạn là một blogger hay một người quản trị website nào đó cũng nên tránh xa tính xấu này ra. Trong ai chúng ta không ai là hoàn hảo cả nên việc bị một người khác phê bình blog của mình thì cũng đừng lấy điều đó làm lạ.
Hãy tập thói quen lắng nghe các lời góp ý dẫu nó trần truội đến như thế nào, mỗi lần lắng nghe chắc chắn bạn sẽ ngộ ra được nhiều cái hay mà chỉ có khi bị nói như thế mới nhận ra, Thachpham.com cũng không ngoại lệ.
Mặc dù biết rằng người góp ý luôn có hai loại, kẻ xấu người tốt nhưng hãy chứng tỏ mình là một người khôn ngoan, biết lắng nghe và không bị kích động bởi các lời lẽ chê bai không đáng có.
Không cân nhắc cho thương hiệu
Ngay từ khi bắt tay vào làm một trang mới, hãy lưu ý đến thương hiệu của blog trước khi mọi thứ đã quá muộn mà không thể thay đổi được.
Thương hiệu chính là cái tên blog, cái giao diện hay thậm chí là cách viết bài của bạn. Mọi thứ đều trở thành thương hiệu nếu nó ghi được ấn tượng với độc giả, và khi bạn có thương hiệu rồi thì bạn sẽ được mọi người dễ dàng nhớ dến và vô tình quảng bá cho blog của mình.
Không đầu tư host tốt
Chọn ngay một cái host chất lượng kém cũng là nguyên nhân khiến blog bạn bị mất điểm vì các lý do như tốc độ chậm, hết băng thông giữa chừng, bị hack liên tục hay tâm lý không yên tâm của bạn cũng ảnh hưởng đến tốc độ phát triển của blog.
Lời khuyên chân thành của mình đó là hãy cố gắng đầu tư cho mình một con host gọi là có thể yên tâm được để mà “hành sự”. Host rẻ hay host đắt gì không thành vấn đề, vấn đề là nó phải được sự đảm bảo của những người có uy tín hay không có quá nhiều scandal rối rem.
Nếu bạn chưa biết chọn host nào cho phải, thì bạn có thể xem qua danh sách host chất lượng để mà chọn. Trong đó có hai loại là giá trung bình và giá rẻ, tất cả đều tốt nên ban hoàn toàn yên tâm khi mua.
Không đầu tư Email Marketing
Bạn có biết rằng tỷ lệ người quay lại blog của bạn sẽ rất thấp nếu họ truy cập vào lần đầu tiên? Lần đầu tiên truy cập họ sẽ không thể nào xem hết các nội dung trên blog để đánh giá blog bạn là có những nội dung chất lượng.
Vì lẽ đó, mình khuyên thật lòng là hãy sử dụng Email Marketing để khiến họ phải quay lại vào lần tiếp theo bằng cách nhận các bản tin của bạn qua email.